Bạn đã biết cách thờ ông Địa Thần Tài đúng cách? 

Từ lâu, phong tục thờ cúng Ông Địa – Thần Tài đã trở thành một  nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy cách thờ Ông Địa Thần Tài như thế nào cho đúng thật sự quan trọng. Bài viết sẽ giúp bạn biết rõ hơn về phong tục này cũng như cách bài trí bàn thờ cho đúng nhé!

cách thờ ông địa thần tài

Ý nghĩa của phong tục cúng bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Gia chủ lập bàn thờ Ông Địa – Thần Tài với mong muốn gặp nhiều sự thuận lợi trong công việc, buôn bán, kinh doanh phát tài phát lộc. Đây là hai vị thần được đặt thờ chung với nhau. 

Trong đó, tượng Thần Tài đại diện cho 5 vị thần Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, và Xích Thần Tài. Chúng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, phú quý khi làm ăn kinh doanh. 

Ông Địa đại diện cho 5 ông Trung ương Huỳnh Đế , Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế. Chúng bảo hộ cho những người trong gia đình, che chở cũng như kiểm soát người ra vào trong gia đình, cửa hàng hoặc công ty…

cách thờ ông địa thần tài

Phong tục cúng bàn thờ ông Địa – Thần Tài đã có từ lâu

Cách bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài hợp lý, hút tài lộc

Cách thờ Ông Địa Thần Tài, sắp xếp bàn thờ không thể qua loa, thể hiện được sự kính trọng, thành tâm của gia chủ. Bàn thờ được đặt dưới đất, hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Để thu hút vượng khí, tài lộc cần phải chú ý các đồ vật, lễ vật đặt trên bàn thờ:

  • Bài vị thần tài: Thường được viết chữ  “Chiêu tài tiến bảo” hoặc có hai câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” hai bên thành của bàn thờ.
  • Tượng Ông Địa – Thần Tài : Theo nguyên tắc, vị trí đặt khi nhìn từ ngoài vào sẽ là: tượng Ông Địa ở bên phải, còn tượng Thần Tài ở bên trái.
  • Ba hũ đựng đầy gạo, muối, nước: đặt ở giữa hai tượng Ông Địa – Thần Tài. Gạo, muối và nước tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm cho cả năm nên được thay vào cuối năm để đón năm mới.
  • Bát nhang: đặt giữa bàn thờ và không được xê dịch, di chuyển vị trí, nên sử dụng chất liệu gốm sứ để dễ dàng vệ sinh, thể hiện sự sang trọng, hút nhiều vượng khí vào nhà.
  •  Lọ hoa tươi và mâm bồng: theo cách thờ Ông Địa Thần Tài đúng phong thủy, bên trái đặt mâm đựng trái cây (mâm ngũ quả), bên phải đặt lọ hoa ( thường là hoa cúc, hoa đồng tiền…), đó là nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”.
  • Năm chén nước:  xếp hình chữ thập biểu tượng cho ngũ hành và ngũ phương phát sinh – phát triển.
  • Năm củ tỏi: đặt vào một chiếc đĩa nhỏ để xua đuổi ma quỷ đến làm phiền gia đình.
  • Tượng Ông Cóc: đặt bên trái bàn thờ cạnh mâm bồng để đón sinh khí, thu tài lộc, ban ngày sẽ quay tượng ra ngoài và tối quay hướng vào trong nhà.
  • Bát nước đầy sâu lòng có rắc cánh hoa hồng: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc của gia chủ khỏi bị trôi đi, được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ.

Ngoài ra, theo quan niệm của dân gian, gia chủ cũng có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc phía trên bàn thờ nhằm mục đích để ngăn chặn những vị thần làm điều sai trái.

cách thờ ông địa thần tài

Cần bài trí bàn thờ ông Địa – Thần Tài một cách hợp lý

Những lưu ý khi lập bàn thờ cúng Ông Địa – Thần Tài

  • Mua bàn thờ có kích thước phù hợp với không gian nhà, cửa hàng, công ty và phải chọn màu sắc hợp với tuổi và mệnh của mình, không chọn màu xung khắc.
  • Bàn thờ được đặt dưới đất nên gia chủ phải giữ gìn không gian thờ cúng sạch sẽ, lau dọn bụi bẩn thường xuyên, thay hoa và nước 1 – 2 lần/tháng
  • Sau khi mua bàn thờ, bát hương về, gia chủ nên lau sạch bằng rượu trước khi sử dụng.
  • Bàn thờ tốt nhất nên được đặt trước cửa chính để ông Địa có thể kiểm soát được những người ra vào, còn Ông Tài sẽ giúp cho vượng khí tốt đi vào trong nhà và chú ý không đặt hướng vào gương, những vật nhọn, nhà vệ sinh…
  • Không cắm hương chồng chéo lên nhau nếu không bàn thờ sẽ không có linh khí không giúp gia chủ thu hút tài lộc mà còn có thể mang đến vận xui.

Có được thay bàn thờ cúng Ông Địa  Thần Tài mới không?

Nhiều người thắc mắc có được thay bàn thờ mới vì sợ ảnh hưởng đến sự linh thiêng của các vị thần nhưng nếu sử dụng sau một thời gian dài, có thể bị hư hại, gia chủ có thể thay bàn thờ cúng Ông Địa – Thần Tài mới để duy trì may mắn, phát lộc trong làm ăn, kinh doanh. 

Tuy nhiên, gia chủ nên xem ngày tốt và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thay bàn thờ tránh kích động đến các vị thần. Thời gian thích hợp để thay mới là cuối năm, coi như dọn những điều cũ, điều không may và chuẩn bị đón vượng khí của năm mới vào. Tuyệt đối không dịch chuyển, thay bàn thờ vào tháng 7 âm lịch, đây là điều mà dân gian kiêng kị làm trong tháng “cô hồn”.

Hy vọng bài viết  sẽ giúp bạn biết rõ hơn cách thờ Ông Địa Thần Tài đúng phong thủy và một số lưu ý cần nhớ để có nhiều may mắn, tài lộc, suôn sẻ trong cuộc sống. Chúc bạn thành công.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *