Giấy phép xây dựng có vai trò rất cần thiết, góp phần đảm bảo trong việc quản lý xây dựng, chủ đầu tư phải tuân theo những quy định trong giấy phép, bảo vệ cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh, phát triển kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được văn hoá dân tộc. Nhưng việc xin giấy phép xây dựng cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài sẽ khó khăn hơn so với các công ty trong nước.
Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu giấy phép xây dựng tiếng anh là gì? Và những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng?
- “Giấy phép xây dựng” là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho chủ đầu tư trước khi xây dựng, sửa chữa, di dời công trình nào đó.
- Giấy phép xây dựng trong tiếng anh là “ Construction Permit” hay “Building Permit”.
Trước khi đệ đơn xin giấy phép xây dựng, bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch xây dựng rõ ràng, kể cả khi bạn đang muốn dỡ bỏ hay thay đổi cấu trúc của một tòa nhà.
Dưới đây là một số cụm từ liên quan giấy phép xây dựng chúng ta cần chú ý:
- “Building contractor”: Cá nhân/ công ty tổ chức xây dựng công trình nhà ở, văn phòng hay công viên,…
- “Building regulations”: Các quy tắc cần tuân thủ khi xây dựng.
- “Building site”: khu vực, mảnh đất đang được xây dựng.
Những nội dung cần có trong giấy phép xây dựng
- Tên công trình nằm trong dự án( The name of the project).
- Họ tên đầy đủ của chủ đầu tư( Investor’ Name).
- Địa chỉ công trình (Project address).
- Loại công trình trong kế hoạch/ bản thiết kế (Type of works in the plan).
- Mật độ công trình đang được quy hoạch (Density of the building).
- Hồ sơ sử dụng đất( Land use records).
Thủ tục xin giấy phép xây dựng ở Việt Nam
Khi một cá nhân hay tổ chức nào đó cần xin giấy phép xây dựng thì trước tiên sẽ phải gửi hồ sơ lên quận. sau khi được cơ quan có thẩm quyền điều tra và đánh giá thì sẽ được duyệt xin giấy phép xây dựng và yêu cầu người xin đóng phí cấp giấy phép xây dựng. Sau khoảng 15-20 ngày sẽ nhận được giấy phép xây dựng.
Giấy phép xây dựng được chia theo 2 loại: giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng giai đoạn tùy theo nhu cầu của người xin cấp phép.
Mẫu giấy phép xây dựng.
Một số lưu ý đối với những nhà thầu nước ngoài xin giấy phép xây dựng tại Việt Nam.
Điều kiện
- Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép xây dựng khi trúng thầu.
- Nhà thầu nước ngoài cần được liên kết với nhà thầu tại Việt Nam .
- Cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về việc sử dụng đất. và quy định nhận thầu.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho tổ chức nước ngoài bao gồm
- Đơn đề nghị theo mẫu.
- Bản sao kết quả đấu thầu.
- Bản sao giấy chứng nhận kinh doanh của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà thầu trong 3 năm gần nhất.
- Bản sao hợp đồng liên danh với các công ty thầu của Việt Nam.
- Giấy uỷ quyền nếu có.
- Bản sao giấy quyết định đầu tư hoặc chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cá nhân nước ngoài bao gồm
- Đơn đề nghị theo mẫu.
- Bản sao kết quả đấu thầu.
- Bản sao giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề.
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư.
Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng
Một số lưu ý
- Đơn xin phải được lập bằng tiếng Việt.
- Giấy chứng nhận kinh doanh phải được hợp pháp hoá.
- Giấy tờ phải được dịch và phải có công chứng rõ ràng.
- Hợp đồng thầu phụ đầy đủ đi kèm.
- Nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc qua cổng thông tin điện tử chính thống.
Bài viết trên tổng hợp những thông tin về giấy phép xây dựng tiếng anh là gì? Những thủ tục xin cấp phép giấy xin phép xây dựng và một số cụm từ tiếng anh hay hay sử dụng trong giấy xin cấp phép xây dựng của những doanh nghiệp cá nhân nước ngoài muốn xin tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Việt Nam.