Việc bố mẹ dành thời gian luyện tập phát triển ngôn ngữ với trẻ chậm nói là điều rất cần thiết. Song song, tập luyện không là chưa đủ, nhiệm vụ của bố mẹ còn là liệt kê danh sách cần bổ sung chất gì cho trẻ chậm nói cải thiện tốt hơn. Kết hợp việc tập luyện và thực đơn ăn uống khoa học chắc chắn trẻ sẽ nhanh chóng giao tiếp lưu loát và rõ ràng trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm con chậm nói tại đây
Tại sao lại có tình trạng chậm nói ở trẻ?
Trẻ chậm nói xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể do tâm lý trẻ bất ổn, nền tảng bệnh lý có sẵn hay khiếm khuyết về cơ quan phát âm. Cụ thể như sau:
- Trẻ chậm nói do di truyền từ ông bà, bố mẹ và gây ra khuyết tật này.
- Trẻ bị ảnh hưởng trong quá trình còn ở trong bụng mẹ. Khi mẹ mang thai trẻ sử dụng chất kích thích như rượu bia quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có bệnh truyền nhiễm từ trước, dùng nhiều các chất hóa chất độc hại và tăng huyết áp,..Tất cả đều là nguyên nhân tác động đến việc phát triển ngôn ngữ toàn diện ở trẻ.
- Do trẻ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như não bị nhiễm vi khuẩn, bại não,…ảnh hưởng đến dây thần kinh não bộ và làm chậm quá trình học hỏi của trẻ.
- Chứng tự kỷ cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến trẻ chậm nói. Thay vì trẻ dùng lời nói để biểu đạt những mong muốn với người khác, trẻ lại hay cáu gắt và la hét hơn.
- Do chăm sóc y tế hay cơ sở vật chất kém dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng,…
Cần bổ sung chất dinh dưỡng nào cho trẻ chậm nói
Thực phẩm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, không những đảm bảo sức khỏe tốt mà còn cải thiện nhanh chóng khả năng phát âm lưu loát của trẻ:
- Omega 3: Chất axit béo giúp cải thiện kỹ năng tư duy cho não bộ, đồng thời có lợi cho khả năng phát triển ngôn ngữ. Omega 3 thường có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích,…. hoặc trong ngũ cốc, nước ép, quả hạch,…
- Vitamin A: Chất giúp tăng sức đề kháng tốt, chống lại các bệnh viêm đường hô hấp và các bệnh khác. Nếu thiếu vitamin A, trẻ rất dễ bị viêm tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe nói của trẻ. Các nguồn cung cấp vitamin A chính là: sữa mẹ, sữa, dầu gan cá, khoai lang vàng, cà rốt,…
- Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng trong thực đơn ăn uống của trẻ chậm nói. Một số thực phẩm giàu đạm như hải sản, đậu, sữa, phô mai, thịt lợn, bò, gà… mà bố mẹ nên bổ sung đầy đủ cho trẻ. Thiếu hụt chất này có thể khiến thần kinh bị chậm phát triển, cơ thể trẻ sẽ không đủ năng lượng để hoạt động cả ngày.
- Các chất dinh dưỡng khác: Sắt, i-ốt, magie, kẽm,… có trong cá, gan giúp ngăn ngừa thiểu năng trí tuệ và chứng chậm nói hiệu quả.
Những thực phẩm trẻ chậm nói không nên ăn
Không gì quan trọng hơn sức khỏe của trẻ, sức khỏe tốt tỉ lệ thuận với sự phát triển nhanh. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm dinh dưỡng cũng tồn tại những thực phẩm không tốt cho quá trình cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Có thể kể đến:
Thực phẩm được làm lạnh
Các loại rau, củ, quả, thịt được đông lạnh chứa nhiều chất photphat hữu cơ gây hại tới sự phát triển khỏe mạnh cho não bộ trẻ. Trường hợp này, bố mẹ cần cắt hết đồ ăn đông lạnh. Thay vào đó, luôn chuẩn bị khẩu phần ăn được chế biến tươi sống để giúp con cải thiện tình trạng chậm nói nhanh chóng.
Các loại cà phê hoặc nước ngọt
Những loại thức uống như cà phê hoặc nước ngọt đều sở hữu mùi vị hấp dẫn và được nhiều trẻ ưa chuộng. Tuy hương vị ngon nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đến não bộ cũng như cơ thể của trẻ nhỏ. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nhanh những loại nước này, có thể thay thế bằng loại nước ép trái cây tự nhiên, thơm ngon mà bổ sung lượng vitamin cần thiết.
Thực phẩm có nhiều chất bảo quản, hóa học
Chất bảo quản, hóa học thường xuất hiện ở những thực phẩm ăn liền như snack, kẹo màu,… dễ dàng được cho vào “blacklist” gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ.
Sau khi tham khảo danh sách cần bổ sung chất gì cho trẻ chậm nói, hy vọng bố mẹ có thể lên những thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên dấu hiệu chậm nói của trẻ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất.